Sơ lược về xã Hoằng Phượng

Xã Hoằng Phượng là xã phía Bắc huyện Hoằng Hóa cách trung tâm huyện 16km, cách thành phố Thanh Hóa 17km, diện tích đất tự nhiên 390,4ha, có 1365 hộ với 5217 nhân khẩu. Toàn xã chia thành 2 làng rõ rệt đó là làng Vĩnh Gia và làng Phượng Mao, chia thành 7 thôn hành chính theo làng văn hóa truyền thống. Đảng bọ với 10 chi bộ với gần 300 đảng viên.

- Về địa giới hành chính:

          + Phía Đông giáp xã Hoằng Phú , Hoằng Kim huyện Hoằng Hóa.

          + Phía Bắc giáp xã Hoằng Xuân Hoằng Hóa.

          + Phía Nam giáp xã Hoằng Giang , hoằng Hợp huyện Hoằng Hóa

          + Phía Tây giáp xã Thiệu Thịnh huyện Thiệu Hóa.

          - Về địa hình: Là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng và nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống nhưng tiểu hình không đồng nhất, cao thấp xen kẻ nhau, điều này gây khó khăn cho việc thâm canh cây trồng, hạn về mùa khô, ngập úng về mùa mưa.

          - Về khí hậu: Là xã nằm trong vùng đồng bằng nên phần lớn chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

          - Nhiệt độ: Bình quân trong năm từ 23 – 270 C chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ bình quân từ 27 – 370C, mùa đông từ tháng11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân từ 15 – 20oC.

          - Tổng diện tích đất tự nhiên: 390,14ha     

          Trong đó :   Đất sản xuất nông nghiệp:      244,74ha   

                             Đất trồng cây hàng năm :                 

                             Đất trồng cây lâu năm:  7,90ha.

                             Đất nuôi trồng thủy sản:         11,69ha.

                             Đất phi nông nghiệp:     142,99ha.

                             Đất chưa sử dụng:                   2,41ha.

- Tài nguyên nước:

+ Nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã được cung cấp chủ yếu từ Bắc Sông Mã, độ dài qua xã là1,94km, hướng chảy Bắc Nam, hệ thống kênh tưới là N4, N6.

+Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, có thể dùng trong sinh hoạt và sản xuất.

- Tổng dân số toàn xã 1365 hộ = 5217 nhân khẩu = 3208 lao động. Trong đó: Nam 1719 người, nữ 1489 người. Trong đó lao động nông nghiệp là 2613 người chiếm 81%. Tỷ lệ  phát triển dân số tự nhiên là 0,5%.

- Lao động qua đào tạo là 38%.

- Các dân tộc trên địa bàn xã: Dân tộc kinh, mường….

Hoằng Phượng là xã có truyền thống cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp được công nhận là làng có công với nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phong tăng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

          Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Phượng không ngừng phát huy truyền thống cách mạng và đã đạt được những thành tựu khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngành nghề, các hình thức sản xuất tiếp tục được đổi mới. Đời sống vạt chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, xóa đói và từng bước giảm nghèo. Hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường. Dân chủ ở cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững.

          - Tuy nhiên những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nông nghiệp phát triển còn kém chưa thực sự bền vững, sức cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi nới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân hóa. Năng suất, chất lượng giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, cong nghiệp ngành nghề, dịch vụ thương mại phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Các hình thức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa, nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch (Mới đáp ứng một phần). Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong giai đoạn hiện nay.